QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

 

TRƯỜNG MẦM NON VĨNH TRỊ

CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                    Vĩnh Trị, ngày 22  tháng 9 năm 2016

 

 

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG

MẦM NON VĨNH TRỊ NĂM HỌC 2016 – 2017

 

CHƯƠNG I.  NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi, đối tượng thực hiện

Quy chế này quy định nội dung thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của cán bộ giáo viên, các tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định cơ cấu tổ chức tổ chuyên môn trong Nhà trường.

Điều 2. Mục đích yêu cầu

Quy chế chuyên môn là cơ sở để Phó hiệu trưởng được giao giúp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi đợt, kì và năm học; là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT.

Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong quy chế này.

Điều 3. Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn

– Căn cứ Điều lệ trường Mầm Non (Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/TT-BGDĐT ngày 07  tháng 4  năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

– Căn cứ quyết định 02/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm Non;

– Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

– Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo;

– Căn cứ hướng dẫn thực hiện hồ sơ trường Mầm Non do Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Long An ban hành vào tháng 8 năm 2010          

 

CHƯƠNG II. NỘI DUNG QUY CHẾ

 

            Điều 4. Tổ chuyên môn:

  1. Cơ cấu tổ chức bộ máy:

Tổ chuyên môn được thành lập theo quy định tại Điều 14 – Điều lệ trường Mầm Non của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

Toàn trường được bố trí thành 02 tổ chuyên môn:

  1. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:

2.1.  Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ; giúp tổ viên xây dựng kế hoạch giảng dạy học; kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện nghiêm túc việc dạy đúng, dạy đủ theo Phân phối chương trình của Bộ; thảo luận tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi tổ phụ trách; bàn các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  học sinh. Quản lý các thành viên của tổ, quản lý chuyên môn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Theo dõi các hoạt động toàn diện của tổ viên.

2.2. Xây dựng Kế hoạch giảng dạy của tổ.

2.3. Tổ chức trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, làm đồ dùng dạy học; tổ chức dự giờ lên lớp của các thành viên trong tổ để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng để nâng cao trình độ tổ viên.

2.4. Thảo luận về các biện pháp chống bỏ học, lười học, đi học thất thường. Xây dựng và đăng kí các tiêu chí, chỉ tiêu của từng học kì và cả năm học cho từng khối lớp, được nhận xét đánh giá hàng tháng, từng kỳ và cả năm học. Sau đánh giá có biện pháp khắc phục những hạn chế cho tháng sau, kỳ sau.

2.5. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét và đánh giá tổ viên, thảo luận kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ của giáo viên, bao gồm cả việc dạy bồi dưỡng, dạy các bài  khó, trao đổi kinh nghiệm thiết kế bài dạy. Tổ chức thao giảng, thăm lớp dự giờ, đánh giá chất lượng giờ dạy của các thành viên trong tổ.

2.6. Việc theo dõi kiểm tra giáo viên của tổ trưởng phải làm thường kỳ, có kế hoạch và công khai.

2.7. Đánh giá, xếp loại CBGV hàng kì và hàng năm. Đề nghị hiệu trưởng khen thưởng hoặc kỷ luật giáo viên.

  1. Chế độ kiểm tra, hội họp

3.1. Kiểm tra giáo án, việc thực hiện chương trình của giáo viên: 1 tháng/lần (Vào thứ 7 tuần thứ 4 trong tháng)

3.2. Tổ chuyên môn mỗi tháng họp 2 lần ( Sinh hoạt tổ, thảo luận lịch báo giảng và kiểm điểm, đánh giá xếp loại giáo viên trong tháng)

Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cần bàn đúng nội dung, tránh bàn tràn lan, chiếu lệ, hình thức dẫn đến hiệu quả không cao,

  1. Quy định về hồ sơ của tổ chuyên môn:

4.1. Kế hoạch hoạt động năm, học kỳ, tháng, trọng tâm tháng của Tổ.

4.2. Sổ ghi biên bản các cuộc họp của Tổ (nhóm) chuyên môn.

4.3. Sổ theo dõi thi đua.

  1. Lí lịch giáo viên trong tổ.
  2. Danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân trong năm học trước.
  3. Kế hoạch phát động phong trào thi đua trong năm.
  4. Bảng chấm điểm thi đua.
  5. Tổng hợp kết quả thi đua tháng.
  6. Tổng hợp kết quả thi tay nghề, làm đồ dùng, đồ chơi, hội thi, hội giảng, kiểm tra chuyên đề, toàn diện…
  7. Kế hoạch theo chủ đề ( Nếu có)

Hồ sơ tổ chuyên môn do tổ tr­ưởng chuyên môn quản lý, cuối năm học nộp về lưu tại phòng  Hiệu tr­ưởng ít nhất 5 năm.

Điều 5. Đối với giáo viên.

  1. Nhiệm vụ chung của giáo viên:

1.1. Giáo viên bộ môn:

– Giảng dạy và giáo dục theo đúng Chương trình, kế hoạch giảng dạy bộ. Xây dựng kế hoạch giảng dạy bộ môn theo đúng PPCT. Chuẩn bị và soạn bài theo quy định trước khi lên lớp. Thực hiện việc giảng dạy có đồ dùng dạy học, không dạy chay. Soạn bài trước 1 tuần theo quy định. Tham gia quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo có đủ hồ sơ kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ theo yêu cầu. Tích cực tham gia các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn và nhà trường.

– Thường xuyên tự rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt để nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục. Tự bồi dưỡng và tham gia tốt các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trường hoặc ngành tổ chức.Tích cực dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Tích cực tham gia phong trào làm đồ dùng dạy học và viết sáng kiến kinh nghiệm.

– Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật, điều lệ trường Mầm Non và Pháp lệnh cán bộ, công chức; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và chịu sự điều hành về chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn và các cấp quản lý giáo dục.

– Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, tôn trọng học sinh; đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong công tác.

– Phối hợp với gia đình và Đoàn thể trường trong các hoạt động giảng dạy và chăm sóc giáo dục học sinh. Tích cực tham gia hoạt động của Công đoàn, Nữ công và các hoạt động khác trong Nhà trường. Thực hiện tốt các công việc khác do Hiệu trưởng phân công.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật.

– Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.

– Xây dựng kế hoạch theo đúng hướng dẫn của Sở GD & ĐT. Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác kết hợp giáo dục học sinh. các tổ chức xã hội có liên quan để làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.

– Nhận xét, đánh giá học sinh cuối kì học và cả năm theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

– Thường kì báo cáo hoặc đột xuất ( nếu có ) tình hình học tập, rèn luyện của học sinh lớp mình với Ban giám hiệu nhà trường. Làm tốt công tác tham mưu, giúp hiệu trưởng đề ra các biện pháp nhằm kết hợp tốt giữa Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục học sinh.

  1. Những quy định về hồ sơ:

Mỗi giáo viên có đủ hồ sơ theo hướng dẫn thực hiện hồ sơ trường Mầm Non do sở giáo dục ban hành tháng 8 năm 2010 và theo hướng dẫn của chuyên môn phòng GD&ĐT. Gồm: Giáo án, sổ theo dõi học sinh, sổ tu dưỡng – dự giờ – hội họp, sổ tài sản, sổ giao ban ( đối với lớp cả ngày), kế hoạch cá nhân, sổ bé ngoan, học phẩm trẻ, các đánh giá.

2.1. Giáo án:

2.1.1, Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, nâng cao chất l­ượng bài soạn cao. Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo hướng dẫn chung của Sở GD&ĐT (Font Times New Roman cỡ chữ 13 hoặc 14). Không ngừng cải tiến ph­ương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng theo hư­ớng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh.Giáo án phải soạn trước khi giảng dạy 1 tuần.

2.1.2, Giáo án đư­ợc thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp trên sổ cỡ A4 hoặc soạn trên máy vi tính in trên khổ A4 được kẹp theo từng quyển theo từng chủ đề riêng biệt. Bắt buộc mỗi giáo viên phải có ít nhất 5 đến 10  giáo án soạn điện tử/ 1 năm.

2.1.3, Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 tháng 1lần. Có chữ ký của Tổ trưởng chuyên môn. Ngoài ra, ban giám hiệu sẽ kiểm tra đột xuất giáo án của bất kỳ giáo viên nào.

2.1.4. Trong giáo án cần có đầy đủ Mục tiêu của chủ đề lớp,kết quả mong đợi, Mạng nội dung của chủ đề lớn, mạng hoạt động của chủ đề lớn, yêu cầu của chủ đề nhỏ,kế hoạch tuần,các hoạt động chơi, hoạt động góc.

2.1.5. Đầu năm lập dự kiến hoạt động cả năm, lập mạng nội dung cả năm, mạng hoạt động cả năm, mục tiêu và kết quả năm học dựa vào chương trình khung, chương trình dành cho từng lứa tuổi.

2.2. Sổ dự giờ – tu dưỡng – Hội họp:

Sử dụng mẫu chung do Sở GD&ĐT ban hành. Ghi chép, chấm điểm và xếp loại đầy đủ, cụ thể phần đánh giá xếp loại và tiến trình giờ dạy trong sổ dự giờ.Số lần dự giờ Giáo viên trên 3 năm công tác ít nhất 2 tiết/ tháng; Giáo viên dưới 3 năm công tác ít nhất 4 tiết/ tháng; Tổ trưởng chuyên môn ít nhất 4 tiêt/  tháng và 2 tháng phải dự được 1 giáo viên/ lần.

Phần ghi chép các buổi hội họp cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng, cụ thể từng lần họp ( Họp họi đồng, họp chuyên môn, họp công đoàn, họp tổ khối)

Phần ghi bồi dưỡng chuyên môn cần ghi chép đầy đủ, rõ ràng, khoa học, ghi chép tất cả các buổi bồi dưỡng chuyên môn của trường, phòng và tổ khối. Cần lưu ý đến cần lưu ý tới công tác tự bồi dưỡng chyên môn, nghiệp vụ, Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra  của TTCM.

2.3. Sổ theo dõi học sinh:

– Xây dựng kế hoạch năm, tháng đầy đủ, rõ ràng. Ghi chép đầy đủ lý lịch của học sinh. Theo dõi đầy đủ việc đến lớp của trẻ đánh dấu chuyên cần của trẻ theo quy định. Theo dõi tài sản của lớp, theo dõi trẻ bị suy dinh dưỡng theo quy định.

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của TTCM.

2.4. Sổ tu dưỡng:

Sưu tầm các loại tranh ảnh, bài thơ, câu chuyên, bài dạy hay, bổ ích cho công tác giảng dạy của giáo viênghi phần rút kinh nghiệm hồ sơ sổ sách và dự giờ..

Số lần kiểm tra tối thiểu: 1 lần/1 tháng. Có nhận xét, kiểm tra của TTCM.

  1. Lên lớp.

3.1. Chuẩn bị chu đáo tr­ước khi lên lớp

3.2. Ra vào lớp đúng giờ.

3.3. Tr­ước mỗi buổi học giáo viên cần lưu ý khâu vệ sinh, sỉ số học sinh và các quy định khác của nhà trư­ờng.

3.4. Tư­ thế, trang phục chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự; xư­ng hô mô phạm, không đút tay vào túi quần, không sử dụng điện thoại di động; Không làm việc riêng trong giờ học.

3.5. Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh.

3.6. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên HS vắng vào sổ theo dõi.  Nhận xét đánh giá xếp loại tiết học theo đúng quy định.

4 . Dự giờ.

5.1. Lịch dự giờ theo kế hoạch của nhà trường. Hoạt động thăm lớp dự giờ có thể thực hiện theo định kì hoặc đột xuất.

5.2. Mỗi giáo viên phải được Ban giám hiệu hoặc Tổ chuyên môn dự ít nhất 5 tiết/năm học.

5.3. Sau khi dự giờ phải trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy.  Có hồ sơ của tổ chuyên môn kèm theo.

  1. Sáng kiến kinh nghiệm

– Mỗi ng­ười đều phải luôn luôn đúc rút kinh nghiệm để không ngừng nâng cao hiệu quả giảng dạy và công tác.

– Trong một năm học mỗi giáo viên có một sáng kiến kinh nghiệm, đề tài SKKN được đăng ký với tổ, BGH vào đầu năm học.

– Đánh giá SKKN phải theo đúng h­ướng dẫn của nhà trư­ờng và nộp đúng thời gian quy định.

  1. Chế độ thống kê, báo cáo:

TTCM – GVBM- GVCN. báo cáo định kì, đột xuất, Yêu cầu phải đúng, đủ, kịp thời mọi sự sai sót phải hoàn toàn chịu trách nhiệm

Điều 6. Kỷ luật lao động.

  1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý lao động, không vào chậm ra sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình. Không tự ý đổi giờ hoặc tự ý nhờ ng­ười dạy thay .
  2. CBGV nghỉ phải làm giấy phép ghi rõ lý do xin nghỉ, ghi rõ các tiết cần dạy thay, xin ý kiến tổ tr­ưởng và trình Hiệu tr­ưởng hoặc Phó hiệu trưởng quyết định, chuyên môn ghi lên bảng kế hoạch dạy thay. Chấm công đầy đủ các hoạt động tập thể nh­ư hội họp, các hoạt động tập thể. Khi xin phép BGH thì BGH phải chuyển giấy phép về cho tổ trưởng(ngư­ời nghỉ phải đề xuất tr­ước ít nhất 03 ngày tr­ước khi nghỉ trừ trường hợp đột xuất). Nếu CBGV được Phòng GD&ĐT điều động đi công tác phải nhận công lệnh trực tiếp từ Hiệu trưởng Hoặc phó hiệu trưởng và báo cáo việc thực hiện quy trình bố trí dạy thay trong thời gian đi công tác.
  3. Giáo viên không nộp giáo án, hồ sơ ; không đảm bảo những quy định tại quy chế này lần thứ nhất: Nhắc nhở. Lần thứ 2 lập biên bản, cắt thi đua khen thưởng hạ bậc xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đánh giá viên chức cuối năm. Lưu hồ sơ cá nhân.

 

CHƯƠNG III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Triển khai đến toàn thể cán bộ, giáo viên nội dung quy định trong quy chế này, tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế của cán bộ, giáo viên, thường xuyên, định kì khi có văn bản hướng dẫn của Phòng GD&ĐT, của Sở điều chỉnh kịp thời để quy chế phù hợp với quy định của cấp trên và thực tiễn tại trường.

Điều 8. Trách nhiệm của Tổ trưởng chuyên môn

Hướng dẫn để cán bộ, giáo viên tổ mình phụ trách nghiêm túc thực hiện nội dung đã được quy định trong quy chế này. Trong quá trình thực có nội dung nào chưa phù hợp kịp thời góp ý để BGH xem xét, quyết định điểu chỉnh, bổ sung. Nghiên cứu các văn bản có liên quan để làm căn cứ tổ chức điều hành nhiệm vụ giảng dạy của tổ chuyên môn, cán bộ, giáo viên.

            Điều 9. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên

Cán bộ giáo viên căn cứ nhiệm vụ được phân công nghiêm túc thực hiện nội dung quy định tại Quy chế này.

            Điều 10. Trách nhiệm của các Tổ chức đoàn thể

Căn cứ nhiệm vụ, phối hợp tổ chức thực hiện Quy chế.

 

 

 HIỆU TRƯỞNG