KẾ HOẠCH Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020

 

  PHÒNG  GD &  ĐT VĨNH HƯNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG  MẦM  N ON VĨNH TRỊ      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 223/KH-PGDĐT               Vĩnh Trị,  ngày 6  tháng 4 năm  2017

 

 

KẾ HOẠCH

Triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non

 lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020

Thực hiện công văn số 224/KH-PGDĐT-GDMN ngày 31 tháng 3 năm 2017 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2016- 2020”;

Thực hiện kế hoạch số 223/KH-PGĐT-GDMN ngày 31 tháng 3 năm 2017 Về việc triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020;

Trường Mầm non Vĩnh Trị xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020 cụ thể như sau:

  1. Mục tiêu
  2. Mục tiêu chung

Xây dựng trường mầm non đảm bảo các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo, hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

  1. Mục tiêu cụ thể

– Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi bằng các hình thức khác nhau phù hợp với nhu cầu hứng thú và khả năng của bản thân trẻ;

– Môi trường giáo dục trong nhà trường mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia vào các hoạt động chơi và trải nghiệm một cách tích cực và hiệu quả;

– Cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao về nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ,. Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện của trường, lớp, địa phương;

– Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

  1. Nội dung
  2. Bồi dưỡngcán bộ quản lý, giáo viên mầm non về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình Giáo dục mầm non. Yêu cầu về quản lý, chỉ đạo và thực hiện việc xây dựng sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
  3. Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
  4. Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
  5. Tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

III.  Tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm phải đảm bảo các tiêu chí:

  1. Về môi trường giáo dục
  2. Xây dựng kế hoạch thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ
  3. Tổ chức hoạt động giáo dục
  4. Đánh giá sự phát triển của trẻ
  5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ( chỉ số cụ thể của từng tiêu chí theo phụ lục kèm theo)
  6. Nhiệm vụ và giải pháp:
  7. Tập trung chỉ đạo việc rà soát điều kiện của nhà trường theo yêu cầu của tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề ” Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở kết quả kiểm tra rà soát lựa chọn và đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, môi trường giáo dục về tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểmgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Phối hợp với cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâmđể rút kinh nghiệm và nhân rộng.
  8. Căn cứ tiêu chí xây dựng trường mầm nonlấy trẻ làm trung tâm,để xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Lựa chọn lớp để tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình lớp điểm về triển khai thực hiện chuyên đề.
  9. Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và bảo vệ môi trường, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểmgiáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cho cán bộ quản lý và giáo viên.
  10. Tổ chức Hội thi” Trường mầm non xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giữa các lớp theo tiêu chí đã hướng dẫn.
  11. Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề” Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”phù hợp với địa phương.
  12. Kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình lớp thực hiện tốt chuyên đề.
  13. Thời gian thực hiện

Thời gian thực hiện từ năm học 2016-2017 đến năm học 2019-2020

  1. Kinh phí thực hiện
  2. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí trong dự toán chi Ngân sách nhà nước hàng năm của nhà trường theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm, nguồn xã hội hóa…
  3. Căn cứ nội dung kế hoạch nhà trường chủ động lập kế hoạch dự toán chi hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (có phụ lục kèm theo)

VII. Tổ chức thực hiện

  1. Năm học 2016-2017

1.1 Đối với nhà trư­­ờng

– Tiến hành rà soát thực trạng theo Tiêu chí  xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm va báo cáo kế quả rà soát về phòng Giáo Dục và Đào tạo; – Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 tại trường ;

– Lựa chọn 3 lớp cụ thể: lớp lá 1, lớp Lá 2 và lớp mầm để thực hiện làm lớp điểm của trường về xây dựng mô hình “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”;

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực cho việc thực hiện chuyên đề;

– Triển khai kế hoạch thực hiện chuyên đề của Phòng giáo dục và Đào tạo;

– Bố trí nguồn kinh phí cụ thể phục vụ cho thực hiện chuyên đề có hiệu quả.

– Tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực thực hành xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm với các nội dung cụ thể :

+ Xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

+ Xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

+ Tổ chức hoạt động chơi học;

+ Phối hợp với cha mẹ trong chăm sóc, giáo dục trẻ

+ Chăm sóc trẻ người dân tộc thiểu số, trẻ có hoàn cảnh khó khăn

– Tham quan, học tập kinh nghiệm của một số địa phương, thực hiện điểm áp dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.

– Báo cáo kết quả triển khai chuyên đề trong năm học, gửi về Phòng giáo dục và Đào tạo ( bộ phận mầm non) cùng với thời điểm báo cáo tổng kết năm học.

1.2. Đối với giáo viên

– Nghiên cứu tài liệu

– Tiến hành rà soát thực trạng mức độ thực hiện được trong tiêu chí

– Dự kiến kế hoạch thực hiện

– Thực hiện bộ tiêu chí

– Xem xét kết quả thực hiện bộ tiêu chí

– Rút kinh nghiệm và chia sẻ với đồng nghiệp

  1. Năm học 2017-2018

2.1 Đối với nhà trư­­ờng

– Tiếp tục tổ chức rà soát đánh giá thực trạng theo Tiêu chí  xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm và xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm năm 2017-2018;

– Tiếp tục tham mưu địa phương hỗ trợ kinh phí xây dựng môi trường giáo dục mang tính “mở” phù hợp với điều kiện địa phương.

– Cử cán bộ quản lý, giáo viên mầm non cốt cán tham gia tập huấn do Phòng Giáo dục đào tạo, Sở GDĐT tổ chức;

– Triển khai tập huấn ở trường cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, đảm bảo tất cả cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong trường đều được tham dự tập huấn;

– Triển khai thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm;

– Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của chuyên đề tới cha mẹ và cộng đồng;

– Kiểm tra và hỗ trợ việc thực hiện chuyên đề của các lớp điểm;

– Tổ chức Hội thi về xây dựng , sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;

– Tham gia hội thi về xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Nhà trường ghi hình ảnh về môi trường và hình ảnh sử dụng môi trường giáo dục trẻ trong trường mầm non gửi về Phòng GDĐT;

– Căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị bố trí nguồn kinh phí cụ thể trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tuyên truyền, đầu tư trang thiết bị… nhằm thực hiện chuyên đề có hiệu quả. Kinh phí thực hiện bằng nguồn kinh phí chi thường xuyên của trường, xã hội hóa giáo dục hàng năm.

– Tổ chức rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” qua các cuộc họp tổ chuyên môn định kỳ, cuối mỗi chủ đề và cuối năm học.

– Sơ kết, rút kinh nghiệm 2 năm học triển khai và thực hiện chuyên đề.

– Báo cáo đánh giá kết quả triển khai chuyên đề trong năm học gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học.

2.2. Đối với giáo viên

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo chương trình giáo dục mầm non;

– Lựa chọn và xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp;

– Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.

– Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề;

– Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ;

– Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.

  1. Năm học 2018-2019

3.1 Đối với nhà trư­­ờng

– Tiếp tục tổ chức rà soát đánh giá thực trạng theo tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, năm 2018-2019.

– Kiểm tra, hỗ trợ việc thực hiện chuyên đề của các lớp;

– Hoàn thiện mô hình các lớp điểm, tổng kết và có kế hoạch nhân rộng mô hình lớp điểm về chuyên đề trong toàn trường.

– Tiếp tục tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, phối hợp với các tổ chức và cá nhân trên địa bàn hỗ trợ nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phòng chức năng phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề, đặc biệt là các lớp thực hiện điểm về chuyên đề.

– Tổ chức rút kinh nghiệm quá trình thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” qua các cuộc họp tổ chuyên môn định kỳ, cuối mỗi chủ đề và cuối năm học.

– Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm 3 năm học triển khai và thực hiện chuyên đề.

– Báo cáo đánh giá kết quả triển khai chuyên đề trong năm học gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học

 

3.2. Đối với giáo viên

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo chương trình giáo dục mầm non.

– Lựa chọn và xây dựng các nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của lớp.

– Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.

– Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.

– Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ.

– Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.

  1. Năm học 2019-2020

4.1 Đối với nhà trư­­ờng

– Xây dựng kế hoạch triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2019-2020.

– Kiểm tra đánh giá việc thực hiện chuyên đề trong các nhóm lớp.

– Xây dựng các tiêu chí đánh giá, báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chuyên đề.

– Tổng kết, rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện chuyên đề giai đoạn tiếp theo.

– Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện chuyên đề giai đoạn 2016-2020 và gửi báo cáo gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học.

3.2. Đối với giáo viên

– Xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo chương trình giáo dục mầm non.

– Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.

– Đổi mới phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. Tích cực, sáng tạo trong việc lồng ghép vận dụng các phương pháp cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.

– Kết hợp việc tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi với các hoạt động ngoại khóa cho trẻ.

– Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.

Trên đây là kế hoạch “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016- 2020 của trường mầm non Vĩnh Trị.

 

Nơi nhận:

– PGDĐT Vĩnh Hưng ( B/cáo);

– Các tổ CM; ( Th/ hiện)

– Lưu: VT

                   KT.HIỆU TRƯỞNG

P.HT