Tầm quan trọng của ngành sư phạm mầm non đối với xã hội

Tầm quan trọng của ngành sư phạm mầm non đối với xã hội

Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Trong quá trình giáo dục con người thì người giáo viên giữ vị trí quan trọng nhất. Đội ngũ giáo viên là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đội ngũ giáo viên phải được đào tạo một cách hệ thống trong trường sư phạm, nhằm cung cấp cho họ những hiểu biết rộng, linh hoạt, nhạy bén, có chuyên môn sâu, có kỹ năng đáp ứng với công tác giảng dạy theo yêu cầu đổi mới hiện nay của xã hội. Việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên mầm non là nhiệm vụ quan trọng của các trường, khoa sư phạm mầm non. Trong quá trình đào tạo, sinh viên không những được trang bị kiến thức lý luận về khoa học giáo dục mầm non nói chung mà còn được thực hành rèn luyện kỹ năng nghề sư phạm mầm non nói riêng.

trung cap thai nguyen

Nghề giáo viên mầm non là một nghề đòi hỏi có sự kết hợp của ba loại nghề: Giáo viên, thầy thuốc, nghệ sĩ. Người giáo viên mầm non cùng một lúc phải làm tốt chức năng của người mẹ, người giáo viên, người thầy thuốc, người nghệ sĩ và người bạn của trẻ em tuổi mầm non. Những nghiên cứu chuyên biệt đã chỉ ra rằng, trong hệ thống những kỹ năng sư phạm của giáo viên mầm non, ngoài những điểm chung với những kỹ năng của giáo viên các bậc học khác còn có những đặc điểm riêng của bậc học mầm non.
Chính vì vậy, những kỹ năng sư phạm mầm non rất đa dạng. Người giáo viên mầm non được gọi là lành nghề chỉ khi ở họ có các kỹ năng sư phạm mầm non đầy đủ và ở mức độ cao, đặc biệt là những kỹ năng sư phạm mầm non trong hoạt động dạy học ở trường mầm non. Các kỹ năng sư phạm cần được hình thành ngay từ trên ghế trường sư phạm mầm non và tiếp tục hoàn thiện trong quá trình lao động nghề nghiệp.

trung cap thai nguyen

Ngoài các đặc điểm chung của lao động sư phạm (của các giáo viên dạy các bậc học khác), lao động của giáo viên mầm non còn có những đặc thù nhất định. Lao động của giáo viên mầm non trong một chừng mực nào đó là sự tổng hòa các đặc điểm lao động của nhà giáo dục, lao động của người Mẹ, lao động của người thầy thuốc và lao động của người nghệ só. Nó được thể hiện rõ ở các đặc điểm như mục đích lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, môi trường lao động và sản phẩm lao động. Do đối tượng hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non là trẻ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi, độ tuổi phát triển mãnh liệt cả về tâm lý lẫn sinh lý cho nên giáo viên mầm non không những dạy trẻ, giáo dục trẻ mà còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ trong mọi hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Mục đích hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non là “làm phát triển toàn diện trẻ em tuổi mầm non và chuẩn bò cho trẻ đi học ở trường phổ thông có kết quả”. Nhân cách của trẻ trong tương lai như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào công lao dạy dỗ, chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng, bảo vệ của người giáo viên mầm non. Trẻ càng nhỏ thì nhân cách của người giáo viên mầm non càng có ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ. Vì thế người giáo viên mầm non có một vị trí cực kỳ quan trọng và phải có nhân cách phù hợp mới có thể hoàn thành tốt nhất công việc giáo dục trẻ, đáp ứng được mục tiêu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay
Để theo đuổi nghề sư phạm mầm non, tiểu học, không cần bằng cấp cao siêu như những ngành nghề khác, việc chỉ học trung cấp mầm non, tiểu học cộng với tâm huyết, lòng yêu mến trẻ thì bạn cũng có thể trở thành một cô giáo, thầy giáo “nuôi trẻ”. Tùy theo từng chương trình học của học sinh mà giáo viên có rất nhiều ngành dạy cũng như bộ môn dạy tại các trường mầm non, tiểu học, trung học…

trung cap thai nguyen

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không chỉ là người dẫn dắt học sinh tìm hiểu tri thức mà còn là tấm gương đạo đức và sáng tạo trong mắt học trò. Như lời tâm sự của một cô giáo trẻ: “Chúng ta lựa chọn nghề dạy học đơn giản là bởi chúng ta thực sự yêu thích nghề này. Cái cảm giác thoải mái sau một ngày làm việc hiệu quả, niềm vui sướng khi giảng cho học trò hiểu được một áng thơ hay, giải được một bài toán khó… thật tuyệt vời biết bao! Dẫu biết rằng làm giáo viên không đơn giản, dẫu biết đôi lúc học sinh của chúng ta chưa ngoan…
Nhưng còn gì hạnh phúc hơn khi ta được nhìn thấy ánh mắt tươi vui và nụ cười rạng rỡ của một cậu học trò nhỏ đi cùng cha mẹ trong đám đông, hân hoan chạy về phía ta để nói với niềm tự hào: “Đây là cô giáo của con!”, rồi cúi đầu lễ phép: “Con chào cô ạ!”. Cái cảm giác thấy mình quan trọng trong cuộc đời của trẻ lại dâng trào. Đó là lý do vì sao chúng ta lựa chọn và gắn bó với nghề giáo viên”.
“Nếu muốn xây được một ngôi nhà vững chắc thì nền móng phải vững”. Là những người yêu người, yêu nghề, những thầy cô giáo vô hình chung trở thành tấm gương đạo đức cho thế hệ học sinh tự học và noi theo.